DATACENTER

This category contains 5 posts

Thiết kế, quản trị trung tâm dữ liệu, phòng máy chủ (CDCDP)

Với tốc độ phát triển không ngừng của CNTT, trung tâm dữ liệu (Datacenter) đã trở thành một trong những quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp với mục tiêu khai thác tối đa vai trò của công nghệ thông tin nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc xây dựng và khai thác Datacenter một cách hiệu quả là yếu tố rất quan trọng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hiện nay. Do đó điều quan trọng của Trung tâm dữ liệu (Data Centre) là phải được thiết kế, duy trì và vận hành với tính sẵn sàng, an toàn và hiệu quả cao. Các công nghệ thay đổi thường xuyên và nhanh chóng đã tạo áp lực rất lớn lên các nhà quản lý Trung tâm dữ liệu khi họ bắt buộc phải thực hiện các thay đổi này.

Mục tiêu

  • Đưa ra lựa chọn vị trí phù hợp cho trung tâm dữ liệu dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai
  • Mô tả nắm rõ các thành phần quan trọng đối với trung tâm dữ liệu như hệ thống máy chủ, sàn nâng, hệ thống điện, ánh sáng, làm mát… và cách để thiết lậm và quản lý trung tâm dữ liệu
  • Xác định và áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ khác nhau
  • Lựa chọn và áp dụng các công nghệ về UPS, phòng chống cháy nổ, làm mát, theo dõi hệ thống, chuẩn đi giây,…để đảm bảo cho trung tâm dữ liệu, giảm thiểu chi phí
  • Cải thiện hệ thống cung cấp điện để tránh việc ngừng hệ thống
  • Cải thiện khả năng làm mát cho trung tâm dữ liệu áp dụng các kỹ thuật, công nghệ và phương pháp mới và đảm bảo nhu cầu làm mát trong tương lai
  • Thiết kế kiến trúc mạng tin cậy, có khả năng mở rộng và cách cài đặt sử dụng kỹ thuật kiểm tra
  • Xác định các điều khoản cần thiết với nhà cung cấp thiết bị đối với trung tâm dữ liệu
  • Thiết lập hệ thống theo dõi để để đảm bảo đúng người đúng thông tin
  • Đảm bảo các biện pháp bảo mật tích hợp cả quy trình và công nghệ để đảm bảo các thông tin của trung tâm dữ liệu
  • Xác định và áp dụng các tiêu chuẩn quản lý dịch vụ CNTT, quan thực tế và quy trình để tang hiệu quả vận hành, giảm thiểu rủi ro và thời gian ngừng hoạt động do sự thay đổi

Tổng quan về Trung tâm dữ liệu (DC – Data Center), sự quan trọng và các nguyên nhân làm gián đoạn hệ thống (Downtime)

  • Các chuẩn Data Center và các Điển hình tốt nhất
  • Các vấn đề về Địa điểm và xây dựng DC:
  • Chọn lựa địa điểm phù hợp và các tránh các “bẫy”
  • Các thành phần quan trọng của một DC hiệu quả và cách thiết lập các thiết bị/hạ tầng hỗ trợ

Sàn nâng và Trần

  • Hiểu về các chuẩn áp dụng
  • Các khái niệm về đồng nhất, tập trung, và bó cuộn
  • Bảng tín hiệu, sàn tủ rack
  • Các quy tắc về các hành động không khả thi
  • Các sử dụng và yêu cầu về xây dựng trần

Hệ thống chiếu sáng

  • Các tiêu chuẩn về chiếu sang
  • Các loại đèn chiếu sáng cố định và cách bố trí lắp đặt
  • Hệ thống đèn cứu hộ, EPS

Hệ thống điện

  • Thiết kế hạ tầng cung cấp điện từ máy phát đến hệ thống Rack
  • Các hệ thống ATS và STS
  • Các cấp độ dự phòng và kỹ thuật tương ứng
  • Sử dụng 1 pha và 3 pha
  • Hệ thống cung cấp điện bên trong phòng máy chủ
  • Hệ thống cung cấp điên bằng cáp so với hệ thống thanh trượt
  • Bonding versus grounding, isolation transformers and Common Mode Noise
  • Form factors and IP-protection grades
  • Các chỉ dẫn về chất lượng nguồn điện
  • Điện kiểu “Real” và kiểu “apparent”
  • Cách tính toán thiết kế lượng điện tải trong DC
  • Vấn đề về máy phát điện
  • Hệ thống UP tĩnh và động, các tiêu chí sử dụng đúng loại cho đúng ứng dụng
  • Các loại acquy (Pin) và cách kiểm tra, lựa chọn đúng
  • Thermo-graphics

Tương hợp điện từ EMF (hợp và chống nhiễu từ)Nguồn phát sinh EMF

  • Các định nghĩa về nguồn điện và từ
  • Sự ảnh hưởng về EMF đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến thiết bị
  • TEMPEST và (H)EMP
  • Các tiêu chuẩn
  • Các giải pháp chống nhiễu EMF

Trang thiết bị Racks

  • Các thuộc tính của Rack
  • Các vấn đề xem xét về an toàn
  • Hệ thống rãnh điện

 Hệ thống làm lạnh

  • Các quy định và xu hướng về làm lạnh đáp ứng việc triển khai hiện tại và tương lai
  • Các điểm làm lạnh và tỉ lệ chuyển đổi
  • Các khái niệm về nhiệt tiềm ẩn và nhiệt cảm nhận được
  • Sự khác nhau giữa sự làm lạnh chính xác và tương đối, và sự tác động đến hiệu quả về năng lượng.
  • Tổng quan về lỹ thuật điều hòa không khí.
  • Các kỹ thuật để tăng hiệu quả và hiệu suất làm lạnh
  • Các kỹ thuật làm lạnh mật độ cao và các lỗi thường gặp.

Hệ thống cung cấp nước

  • Tầm quan trọng của việc cung cấp nước và các vị trí khả dụng
  • Các kỹ thuật cung cấp nước dự phòng

Thiết kế hệ thống mạng mở rộng linh hoạt

  • Sơ đồ cáp
  • Các đặc tính của cáp
  • Các quy định về độ kết nối
  • Phòng ngừa về mạng (Network redundancy)
  • Kết nối giữa các tòa nhà (Building-to-building connectivity)
  • Các phương pháp tốt nhất về triển khai được khuyến cáo.
  • Kiểm thử và xác nhận hệ thống cáp
  • Các quy định về hệ thống giám sát mạng

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

  • Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy
  • Hệ thống phát hiện báo cháy
  • Các kỹ thuật và hệ thống phòng cháy chữa cháy khác nhau, lợi ích, ưu và nhược điểm.
  • Chỉ dẫn và an toàn
  • Các quy tắc áp dụng và các phương pháp tốt nhất
  • Làm thế nào để biết chắc là hệ thống phòng cháy chữa cháy đang hoạt động bình thường?

Hệ thống giám sát

  • Các quy định về giám sát DC
  • Phương pháp EMS và BMS
  • Hệ thống cảm ứng phát hiện nhiễu nước
  • Các quy định và tùy chọn về hiển thị cảnh báo.

Các quy định về Vận hành an toàn và bảo mật

  • Các lớp bảo mật cho DC
  • Bảo mật vật lý, hạ tầng và tổ chức của DC
  • Các đo lường về an toàn và các bảng chỉ dẫn thiết yếu

Đánh nhãn (Labelling)

  • Chọn kiểu đánh nhãn
  • Các cách đánh nhãn tốt nhất
  • Đánh nhãn cho hệ thống mạng

Ghi chép sổ sách (Documentation)

  • Phương pháp thiết lập hệ thống ghi chép, sổ sách đúng cách
  • Các quy trình và chính sách về quản lý ghi chép, sổ sách

Hệ thống làm sạch

  • Các phương án tốt nhất về làm sạch cho DC

Thời gian ngừng và khôi phục (MTBF / MTTR)

  • Các định nghĩa và tiêu chuẩn
  • Các mô hình tính thời gian
  • Giá trị thực là gì?(‘real’ value)

Hiểu về các Hợp đồng bảo trì/SQL/OLA

  • Tổng quan về Thiết kế và vòng đời DCo Tổng quan về các giai đoạn trong vòng đời của DC
  • Lập kế hoạch, tái sắp xếp và liên tục cải tiến DC

Các cấp độ phòng ngừa (Redundancy Levels)

  • Các lịch định nghĩa về cấp độ phòng ngừa
  • Sự khác nhau giữa Uptime® và ANSI/TIA-942
  • Các định nghĩa về cấp độ phòng ngừa, phân loại và đo lường
  • Khả năng bảo trì đồng thời
  • Vấn đề phân chia, khoanh vùng
  • Các tùy chọn về Dự phòng
  • Các tùy chọn về bảo trì
  • Các chỉ dẫn và chuẩn về vận hành
  • Phát triển kỹ năng

Các vấn đề về địa điểm xây dựng theo ANSI/TIA-942

  • Các quy định về trải sàn
  • Chống cháy cho tường và kính
  • Chống nổ (Blast)
  • Chống đạn
  • Các quy định vào ra bắt buộc

Xây dựng và bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp

Quản lý và bảo mật thông tin đã, đang và sẽ luôn ngày càng trở lên quan trọng hơn tại Việt Nam. Nhìn chung, các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có lượng tăng trưởng dữ liệu khoảng 50% một năm, có nghĩa là cứ trong vòng 2 năm, lượng thông tin cần được quản lý và bảo mật sẽ tăng gấp đôi, dẫn tới nhu cầu ngày càng tăng về việc chuẩn bị cho sao lưu và khôi phục dữ liệu. Bài viết đưa ra một số lưu ý khi tiến hành xây dựng chiến lược bảo vệ dữ liệu.

1. Lưu trữ: nhu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp

Các dữ liệu như e-mail, tài liệu, trình chiếu, cơ sở dữ liệu, đồ hoạ, file âm thanh và bảng tính là nguồn tài nguyên sống còn của hầu hết các công ty hiện nay, trong khi các ứng dụng dùng để duy trì và bảo vệ công việc kinh doanh của bạn cần rất nhiều không gian lưu trữ.
Thêm vào đó, còn một số khuynh hướng mới xuất hiện đang ảnh hưởng tới “cơn đói” về lưu trữ:

  • Các quy định của chính phủ yêu cầu doanh nghiệp phải giữ lại hoặc sao lưu dữ liệu thay vì xoá bỏ chúng
  • Vì nhiều lý do pháp lý nên rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ đã phải lưu trữ e-mail trong khoảng thời gian 5 năm hoặc lâu hơn.
  • Sự phổ biến và lan tràn của virus và spyware khiến cho nhu cầu sao lưu dữ liệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tất nhiên, điều này sẽ yêu cầu không gian lưu trữ lớn hơn rất nhiều.
  • Mỗi phiên bản mới của ứng dụng phần mềm hoặc hệ điều hành đều yêu cầu không gian ổ cứng lớn hơn các phiên bản trước đó
  • Nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ tệp tin media lớn để chia sẻ với người dùng trên mạng sẽ cần phải có những giải pháp lưu trữ phức tạp hơn.
  • Lưu trữ thông tin và quản lý kho thông tin là rất quan trọng đối với thành công của mỗi doanh nghiệp. Thật may mắn là hiện nay có rất nhiều lựa chọn lưu trữ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ, và thường thì việc kết hợp các lựa chọn lưu trữ khác nhau sẽ là giải pháp tốt nhất.
  • Vậy làm thế nào mà bạn có thể quyết định đâu là giải pháp tốt nhất cho mình? Trước hết, bạn cần xác định được nhu cầu lưu trữ của mình phải thoả mãn trên cả hai phương diện: dung lượng và vị trí vật lý. Sau đó mới xem xét đến các lựa chọn lưu trữ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Cuối cùng, bạn cần đề ra một kế hoạch để thực thi các giải pháp lưu trữ đã chọn lựa.

2. Một số yếu tố cần lưu ý khi xây dựng chiến lược bảo vệ dữ liệu

Xác định nhu cầu của mình: Trước khi bắt tay thực hiện, doanh nghiệp cần phải dành thời gian để quyết định xem thông tin quan trọng nào cần được bảo vệ và bảo đảm an toàn. Thông tin về khách hàng, thông tin tài chính và về hoạt động kinh doanh, bí quyết kinh doanh và các tài liệu quan trọng cần phải được ưu tiên. Hơn nữa, doanh nghiệp cần phải theo dõi những báo cáo ngành để có thể xác định cũng như ngăn ngừa những mối đe dọa tới họ.

Lựa chon nhà tư vấn đáng tin cậy: Với thời gian, ngân sách và nhân lực có hạn, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một nhà cung cấp giải pháp giúp họ lập kế hoạch, triển khai giải pháp bảo và giám sát những xu hướng, những mối đe dọa mà doanh nghiệp nên phòng vệ. Họ cũng có thể đào tạo nhân viên về việc lấy lại thông tin từ các bản sao khi cần thiết, và lưu trữ dữ liệu ra những thiết bị lưu trữ ở khu vực khác nhằm bảo vệ những dữ liệu quan trọng.

Tự động hóa đến mức tối đa: Tự động hóa quy trình sao lưu giúp các doanh nghiệp có thể giảm thiểu tổn thất do ngưng trệ hệ thống bằng cách ứng dụng những công cụ tự động hóa giúp giảm thiểu sự can thiệp của con người, đồng thời giúp giải quyết những điểm yếu khác trong kế hoạch khôi phục thảm họa của họ.

Kiểm tra định kỳ hàng năm: Khôi phục dữ liệu sẽ là khoảng thời gian tồi tệ nhất khi biết rằng những tệp tin quan trọng có thể không được sao lưu như dự kiến. Việc kiểm định quá trình khôi phục thảm họa là không thể thiếu và các doanh nghiệp cần phải tìm cách cải thiện mức độ thành công của kiểm định bằng cách đánh giá, lựa chọn cũng như ứng dụng các phương pháp kiểm định mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống.

3. Tiêu chí lựa chọn giải pháp lưu trữ

Những doanh nghiệp đang tìm kiếm phương thức để giải quyết hiệu quả các vấn đề về sao lưu cần cân nhắc việc áp dụng những giải pháp bảo vệ dữ liệu toàn diện được tự động hóa và dễ dàng cài đặt/quản lý. Các doanh nghiệp nên đảm bảo những tính năng sao lưu được tích hợp trong giải pháp đó:

  • Cung cấp khả năng bảo vệ dữ liệu trên đĩa liên tục và khôi phục sau thảm họa được tự động hóa
  • Tối ưu hóa môi trường lưu trữ cả trên đĩa và băng từ
  • Cung cấp khả năng bảo vệ dữ liệu tổng thể đối với cả môi trường máy chủ ảo và vật lý​
  • Hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả cho sao lưu và khôi phục mịn
  • Cho phép người dùng dễ dàng khôi phục các tập tin của riêng họ, tiết kiệm tài nguyên quản trị CNTT
  • Đảm bảo tất cả dữ liệu được sao lưu ngay cả khi tập tin đang được mở ra làm việc

4. Giải pháp lưu trữ trực tuyến

Bên cạnh các giải pháp sao lưu thông thường, một giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, đó là lưu trữ trực tuyến (Online Storage). Lưu trữ trực tuyến là một lựa chọn khác giúp mang lại cho các doanh nghiệp một cách thức tiết kiệm để lưu trữ dữ liệu sao lưu ở nơi khác mà không cần sử dụng dịch vụ lưu trữ bằng băng từ bất tiện và tốn kém, hay các hình thức khác về lưu trữ băng từ.

DRS cung cấp giải pháp Online Storage cho phép người dùng có thể lưu trữ các bản sao lưu tại các trung tâm dữ liệu dự phòng, bảo mật do DRS quản lý. Chi phí của dịch vụ này tính theo tổng dung lượng sử dụng, với các mức giá theo các mức lưu trữ. Các doanh nghiệp có thể nâng cấp mức lưu trữ khi họ cần. Chi phí dịch vụ này có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế lượng dữ liệu lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu của DRS.

Khi khối lượng dữ liệu tăng lên thì các rủi ro khó có thể tránh khỏi đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên nếu dữ liệu đó không được bảo vệ hiệu quả. Các doanh nghiệp cần tìm những giải pháp của các nhà cung cấp tin cậy, có khả năng quản lý đơn giản, dễ dàng mở rộng khi hoạt động kinh doanh của họ tăng trưởng. Hơn nữa, các giải pháp lý tưởng thường có khả năng sao lưu hệ thống tổng thể với tốc độ rất nhanh nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, đồng thời cho phép khôi phục từng tập tin hoặc thư mục một cách nhanh chóng nhằm giảm thiểu thời gian ngưng trệ hệ thống.

Giải pháp ảo hóa Trung tâm dữ liệu

Giới thiệu về công nghệ ảo hóa

Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy chủ và phần mềm chạy trên nó.  Công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ thống riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng. Có 2 hình thức ảo hóa máy chủ:

  • Virtualization Management layer:  đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta thường gọi là “hosted”. Như hình bên dưới thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft´s Virtual PC, and VMWare´s Workstation.

  • Dedicated Virtualization: Hình thức ảo hóa này thường được gọi là “bare-metal”, được chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ. Vì vậy sẽ giúp sử dụng tài nguyên máy chủ tối ưu hơn là hình thức “hosted”, tốc độ xử lý nhanh hơn. Các sản phẩm thông dụng: ESX, Xen, andn Hyper-V.

Các bất lợi của giải pháp truyền thống

Giảm chi phí đầu tư phần cứng: để đáp ứng những yêu cầu không ngừng về việc triển khai, phát triển các dịch vụ và ứng dụng mới, các tổ chức cần phải tiếp tục tăng thêm số lượng máy chủ. Tuy nhiên, khi càng nhiều máy chủ thì những vấn đề khó khăn lại càng rõ hơn:

  • Chi phí tăng: việc mua thêm máy chủ mới sẽ bao gồm chi phí mua máy chủ và các loại chi phí khác: nguồn điện, cooling, không gian đặt máy chủ trong,…
  • Hiệu quả đầu tư thấp: với mỗi một máy chủ dành riêng cho một ứng dụng x86 (tải thấp) sẽ làm năng suất hoạt động của CPU chỉ khoảng 5-15%.
  • Giảm khả năng quản lý: khó quản lý hơn khi ngày càng nhiều máy chủ và ứng dụng trong một môi trường phức tạp với nhiều loại hệ điều hành, những phần cứng, những loại máy chủ khác nhau.
  • Hiệu quả công việc giảm: nhân viên IT sẽ tập trung nhiều thời gian hơn cho việc triển khai máy chủ, cấu hình, giám sát và bảo trì. Vì vậy không còn tập trung nhiều vào các hoạt động, các dự án giúp nâng cao cấp độ hạ tầng thông tin.

Các lợi ích của giải pháp ảo hóa

Giải pháp ảo hóa giải quyết vấn đề về chi phí và năng suất hoạt động của máy chủ bằng việc giảm chi phí phần cứng và vận hành đến 50%, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông qua ảo hóa. Đồng thời cũng giúp triển khai các máy chủ nhanh chóng, dễ dàng và tự động quản lý các tài nguyên trong máy chủ tối ưu hơn như:

  • Đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng bằng cách quản lý tập trung.
  • Tự động hóa việc quản lý các nguồn tài nguyên máy chủ giúp các nhân viên IT không còn tốn quá nhiều thời gian vào việc quản lý các máy chủ mà sẽ tập trung vào những ứng dụng và dịch vụ mới mang lại lợi ích cho người dùng và tổ chức.
  • Giảm đến 50% chi phí trang bị các thiết bị mới như máy chủ, nguồn, hệ thống làm lạnh… bằng việc tăng hiệu quả hoạt động của các máy chủ hiện tại.

Khả năng sẵn sang cao của giải pháp ảo hóa

IT ngày càng đóng góp quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức. Việc dừng hoạt động hệ thống IT dù với bất kỳ nguyên nhân nào: bảo trì, backup, lỗi thiết bị, thảm họa thiên nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và tổ chức. Giải pháp ảo hoá sẽ giúp bảo vệ các dữ liệu một cách hiệu quả, có thể lấy lại dữ liệu đã bị mất nhanh chóng và dễ dàng; cung cấp khả năng chịu đựng lỗi, đảm bảo các ứng dụng và dịch vụ vẫn tiếp tục hoạt động khi gặp sự cố; đồng thời cho phép việc khôi phục hệ thống IT sau thảm họa hiệu quả với chi phí thấp hơn như:

Bảo vệ dữ liệu an toàn

Giải pháp ảo hoá đảm bảo việc sao lưu, khôi phục những dữ liệu, ứng dụng, dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng và linh động, đáp ứng được các yêu cầu về thời gian và dữ liệu cần phục hồi như:

  •  Phục hồi dữ liệu nhanh và đơn giản
  • Đơn giản hóa việc bảo vệ dữ liệu một cách toàn diện.
  • Cho phép thực hiện sao lưu dự phòng tập trung các máy ảo mà không ảnh hưởng đến người dùng, ứng dụng

Tính sẵn sàng cao

Việc phải dừng hệ thống vì chủ quan lẫn khách quan đều gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các giải pháp về HA (high availability ) hiện nay đều rất tốn kém về chi phí, khó triển khai và quản lý. Với ảo hoá mang lại cho doanh nghiệp một giải pháp giúp hệ thống đạt được độ tin cậy rất cao với chi phí thấp hơn và lại dễ dàng triển khai, quản lý như:

  • Cung cấp khả năng sẵn sàng cao (HA) với sự độc lập về phần cứng, hệ điều hành và ứng dụng.
  • Không cần ngừng hệ thống khi phải thực hiện những nhiệm vụ bảo trì thông thường: nâng cấp phần cứng, cập nhật hệ điều hành, firmware,…
  • Khả năng tự động khởi động lại (restart) khi gặp lỗi.
  • Giảm thời gian ngừng hệ thống (downtime) vì những lý do chủ quan: bảo trì, nâng cấp phần cứng, phần mềm, di dời máy chủ,…mà không gây ảnh hưởng đến các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên các máy chủ, cho phép các máy ảo có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các máy chủ vật lý khác nhau trên những thiết bị lưu trữ khác nhau.

Mô hình Vmotion của VMware

  • Ngăn chặn việc dừng hệ thống do các nguyên nhân khách quan như lỗi phần cứng và phần mềm. Môi trường ảo hoá xây dựng sẵn các tính năng hỗ trợ rất hiệu quả khả năng chịu đựng lỗi.
  • Giúp khôi phục nhanh chóng khi máy chủ vật lý lỗi. Các máy vật lý được nhóm (group) lại với nhau, tạo thành một khối – cluster, chia sẻ với nhau các nguồn tài nguyên (CPU, RAM, Network..) và giúp chịu đựng lỗi lẫn nhau.

 

Tính năng phòng chống thảm hoạ

Các doanh nghiệp sẽ tổn thất to lớn khi gặp những sự cố (động đất, bão, hỏa hoạn,…) làm mất dữ liệu, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, những doanh nghiệp lớn thường xây dựng một giải pháp Trung tâm dữ liệu dự phòng và phục hồi dữ liệu sau thảm họa (DR), cho phép khôi phục lại hệ thống sau thảm hỏa. Tuy nhiên, những giải pháp DR hiện tại tồn tại nhiều vấn đề:

  • Chi phí đầu tư cao: yêu cầu cấu hình phần cứng ở trung tâm dự phòng (DR site) phải giống với trung tâm chính (Production site).
  • Giải pháp phức tạp và mất nhiều thời gian khi khôi phục: cần nhiều công cụ, qui trình khôi phục cho từng loại application, từng loại dữ liệu. Đồng thời quá trình khôi phục cũng tốn quá nhiều thời gian, có thể không đáp ứng đúng yêu cầu về RTO (recovery time objective).
  • Khả năng khôi phục không tin cậy: Cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá lại giải pháp để đảm bảo khả năng khôi phục khi có sự cố. Tuy nhiên, với giải pháp hiện nay thì rất khó kiểm tra do sự phức tạp và mất thời gian cho việc phục hồi

Giải pháp ảo hoá cung cấp một phương án DR với hướng tiếp cận hoàn toàn mới – xây dựng trên khái niệm ảo hóa – nên mang lại những ưu điểm hơn so với các giải pháp hiện nay: 

  • Phục hồi nhanh: ảo hóa giúp dễ dàng copy, clone các tài nguyên hệ thống nên thời gian phục hồi được cải thiện đáng kể.
  • Giải pháp phục hồi sau thảm họa luôn sẵn sàng và đạt độ tin cậy cao vì dễ kiểm tra, đánh giá hơn.
  • Giảm chi phí xây dựng một giải pháp Disaster Recovery nhờ sử dụng các máy ảo là phần cứng độc lập, có thể chạy trên bất kỳ những máy chủ vật lý x86 thông thường mà không cần chỉnh sửa, cấu hình lại. Vì vậy có thể sử dụng bất kỳ máy chủ nào ở DR site mà không bắt buộc phải mua phần cứng giống như ở Production site

Giải pháp Sao lưu và Khôi phục Dữ liệu DRS

Giải pháp Sao lưu và Khôi phục Dữ liệu DRS

Các sự cố về mất mát dữ liệu thường do các sự cố phần cứng, phần mềm, bị virus tấn công hoặc sai sót của người sử dụng. Đối với các sự cố về hệ thống có thể khắc phục bằng cách sử dụng các thiết bị phần cứng, phần mềm có độ ổn định cao, tăng khả năng dự phòng phần cứng, công nghệ cluster. Tuy nhiên, các sự cố về dữ liệu do virus tấn công, sai sót của người sử dụng thì các giải pháp trên hoàn toàn không có khả năng khắc phục được, vì vậy, sao lưu dữ liệu là giải pháp hết sức quan trọng đối với hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn dữ liệu do các sự cố về hệ thống cũng như từ phía người sử dụng.

Để triển khai được hệ thống sao lưu và khôi phục dữ liệu, các doanh nghiệp, các tổ chức bắt buộc phải triển khai một hệ thống các công cụ và các quy trình để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về an toàn dữ liệu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều có tình trạng thiếu nhân lực CNTT dẫn đến việc sử dụng hiệu quả các công cụ trở thành vấn đề hết sức khó khăn, và kết quả là việc đầu tư cho hệ thống sao lưu và khôi phục không được tối ưu, khi sự cố xảy ra thì khả năng khôi phục dữ liệu không đáp ứng được yêu cầu, thời gian ngưng trệ của hệ thống cao làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.

Nhận thức được nhu cầu sao lưu và khôi phục dữ liệu của các doanh nghiệp, DRS tích hợp các mô hình sao lưu và khôi phục dữ liệu tự động cho các doanh nghiệp trên cơ sở các công nghệ hiện đại, phù hợp với các điều kiện Việt Nam.

Lợi ích của giải pháp sao lưu dữ liệu và khôi phục dữ liệu DRS

Giải pháp Sao lưu và Khôi phục dữ liệu tự động của DRS được xây dựng trên nền tảng tích hợp các công nghệ hàng đầu về sao lưu và khôi phục dữ liệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới như HP, Symantec, IBM, Veritas, FalconStor, v.v…, kết hợp với các cách thức sao lưu dữ liệu tiêu chuẩn công nghiệp đảm bảo việc sao lưu và khôi phục dữ liệu được thực hiện tự động, an toàn, thời gian khôi phục nhanh, các yêu cầu cài đặt, duy trì và nắm bắt các kỹ năng sử dụng là tối thiểu với các nhân viên quản trị hệ thống thông tin.

Đặc điểm nổi bật của giải pháp sao lưu dữ liệu và khôi phục dữ liệu DRS

  • Tích hợp toàn diện cho sao lưu dữ liệu
  • Quy trình khôi phục dữ liệu nhanh chóng
  • Tích hợp khả năng khôi phục khi gặp thảm họa
  • Thực hiện tự động nhiều thao tác
  • Dễ dàng cài đặt và duy trì
  • Tối ưu hoá vốn đầu tư cho khách hàng

Tích hợp toàn diện cho sao lưu dữ liệu bao gồm các gói tích hợp với các chức năng sao lưu trực tuyến cho các loại dữ liệu bao gồm hệ thống File, các hệ thống CSDL, các ứng dụng; tích hợp khả năng thực hiện trên nhiều môi trường hệ điều hành – Windows, Linux hay Unix thương mại; đa dạng về phương tiện lưu trữ: Băng từ, đĩa cứng, đĩa quang mà được các phần mềm sao lưu hỗ trợ.

Các đặc tính quan trọng của giải pháp sao lưu dữ liệu DRS, bao gồm:

  • Tích hợp chức năng quản lý sao lưu tập chung
  • Chuẩn hóa, tối ưu phương pháp sao lưu đảm bảo tốc độ cao
  • Thiết lập chiến lược sao lưu dữ liệu tự động, tính an toàn cao
  • Thiết lập sẵn cơ chế tự động khởi động lại các thao tác lỗi
  • Cấu hình cho phép thực hiện đồng thời với nhiều loại dữ liệu
  • Thiết lập chế độ nén dữ liệu để giảm thời gian và dung lượng lưu trữ

Quy trình khôi phục dữ liệu nhanh chóng bao gồm quy trình, các tiện ích khôi phục với các loại dữ liệu file thông thường tới CSDL, cho phép khôi phục dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn so với phương pháp khôi phục thông thường. Đặc tính quan trọng của khôi phục gồm:

  • Quy trình khôi phục đã được chuẩn hóa, được tích hợp sẵn các công cụ hỗ trợ khôi phục với các loại CSDL, các ứng dụng khác nhau
  • Có thể lựa chọn khôi phục dữ liệu tại bất cứ thời điểm nào phù hợp với chiến lược sao lưu đã thiết lập
  • Có thể chọn khôi phục từng phần hay khôi phục toàn bộ với dữ liệu bị sự cố; có các tiện ích bổ sung nhằm cung cấp khả năng tự động khởi động lại các thao tác lỗi.

Tích hợp khả năng khôi phục khi gặp thảm họa

Đối với các sự cố nghiệm trọng, DRS đã tích hợp các quy trình, các công cụ thực hiện đảm bảo có thể thực hiện hồi phục lại toàn bộ hệ thống trên cơ sở dữ liệu đã được sao lưu. Các đặc tính quan trọng bao gồm:

  • Thực hiện tự động khôi phục hệ thống với đĩa cài đặt hệ điều hành
  • Tự động thiết lập lại cấu hình hệ thống đĩa
  • Tự động khôi phục File hệ điều hành, các file ứng dụng, các file cấu hình
  • Thực hiện khôi phục dữ liệu ứng dụng còn lại theo quy trình phù hợp

Thực hiện tự động nhiều thao tác

Để giảm thiểu yêu cầu từ phía người quản trị, DRS đã tích hợp cấu hình với các tính năng tự động mức tối đa, bao gồm:

  • Tự động sao lưu dữ liệu theo chiến lược sao lưu được thiết lập, tự động khởi động lại các thao tác lỗi
  • Tự động thực hiện các chức năng duy trì đơn giản như lau đầu từ khi bẩn, tự động chuyển sang phương án dự phòng ( như đĩa cứng ) khi thiết bị lưu trữ chính bị sự cố
  • Tự động lưu nhật ký sao lưu và đưa ra thông báo như qua hệ thống Email cho cán bộ quản trị, v.v …

Dễ dàng cài đặt và duy trì

Với gói cài đặt tích hợp, quy trình cài đặt, vận hành được tự động và đơn giản hóa các thao tác đảm bảo việc cài đặt và duy trì hệ thống sao lưu và khôi phục là đơn giản nhất, nhanh nhất, dễ dàng nắm bắt những kiến thức để quản lý các quy trình sao lưu và khôi phục với dữ liệu. Giải pháp tích hợp chỉ cần cài đặt một lần duy nhất cho các tiện ích đơn. Các thao tác điều khiển đơn giản, các lựa chọn tối ưu được thiết lập phù hợp và tự động trong quá trình cài đặt đảm bảo khả năng thuận tiện tối đa cho người sử dụng.

Tối ưu hoá vốn đầu tư

Giải pháp Sao lưu và Khôi phục dữ liệu tự động của DRS đã đóng gói và tích hợp trên cơ sở công nghệ của các hãng hãng đầu trên thế giới. Dữ liệu được đảm bảo sao lưu và khôi phục một cách tự động và hoàn chỉnh, giúp cho giảm chi phí quản lý dữ liệu, giảm chi phí về nhân lực quản trị, giảm các chi phí, thời gian khôi phục dữ liệu khi có sự cố; đảm bảo các giảm thiểu các ảnh hưởng của sự cố dữ liệu đối với hoạt động của tổ chức, các doanh nghiệp.

Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ sao lưu dữ liệu và khôi phục dữ liệu DRS

Các doanh nghiệp, tổ chức có mô hình ứng dụng CNTT phục vụ các hoạt động tác nghiệp nhiều và thường xuyên như: Ngành tài chính – Ngân hàng, Công ty Chứng khoán, tổ chức và doanh nghiệp tín dụng, Bảo hiểm, ngành thuế, ngành hải quan, doanh nghiệp lớn, Trường đại học, các bộ ban ngành nhà nước,…

Xây dựng kế hoạch dự phòng thảm họa

1. Thảm hoạ – mối đe doạ an toàn thông tin

Thảm họa đối với các hệ thống thông tin có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, núi lửa, khủng bố… cũng có thể do mất điện kéo dài, do hệ thống bị hacker tấn công, bị virus hoặc sâu máy tính phá hoại, do chính các nhân viên trong công ty vì cố tình hoặc vô ý đã huỷ các thông tin dữ liệu hay các hệ thống thông tin quan trọng… dẫn đến tình trạng hệ thống thông tin bị hư hỏng, tê liệt hoặc phải ngừng hoạt động trong một thời gian dài.

Hệ thống thông tin nói chung bao gồm nhiều cấu phần tinh vi, phức tạp, hàm chứa rất nhiều khả năng hư hỏng, vấn đề là nó sẽ hỏng vào lúc nào và thảm họa hoàn toàn có thể xảy ra và trên thực tế đã xảy ra nhiều thảm hoạ khác nhau.

2. Kế hoạch dự phòng thảm họa công nghệ thông tin

Việc lập một kế hoạch dự phòng thảm họa công nghệ thông tin (CNTT) sẽ giúp cho chúng ta có thể tránh được hoặc giảm được thiệt hại đối với hệ thống thông tin nếu thảm họa xảy ra. Trong kế hoạch đó, việc chuẩn bị phải được thực hiện trước khi biến cố thực sự xảy ra, lưu trữ dự phòng phải được thực hiện thường xuyên và phải đảm bảo là chúng có thể phục hồi được sau thảm họa. Trong kế hoạch, cũng cần phải chỉ rõ thực hiện những công việc gì? ai làm và làm như thế nào?

Mặt khác kế hoạch dự phòng CNTT (quy mô, mục tiêu, khả năng thực hiện…) phụ thuộc vào quy mô, tính chất của hệ thống thông tin, chẳng hạn kế hoạch dự phòng CNTT của cơ quan an ninh – quốc phòng sẽ không thể giống với kế hoạch CNTT của một doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp có quy mô lớn. Bài viết này dành cho các vấn đề về kế hoạch dự phòng của doanh nghiệp.

Kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT bao gồm những gì?

Một kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT hoàn chỉnh bao gồm các chính sách, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các quy định, quy trình và thủ tục. Kế hoạch dự phòng thảm họa bao gồm cả việc xây dựng hạ tầng thiết bị và cơ cấu tổ chức nhân sự, cũng như quy trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo khi cần phải chuyển sang sử dụng Trung tâm dữ liệu dự phòng, việc khôi phục dữ liệu và hệ thống CNTT tại Trung tâm dữ liệu chính đúng như kế hoạch đặt ra. Kế hoạch này sẽ chỉ hoàn thiện khi tất cả các phần của bản kế hoạch được cụ thể  hoá và được gắn kết lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.

Ngược lại, kế hoạch dự phòng thảm họa sẽ mất tính thống nhất nếu bất cứ một phần nào trong bản kế hoạch không được quan tâm đúng mức. Phần trọng tâm của một kế hoạch dự phòng thảm họa bao gồm các hoạt động phục hồi thảm họa, các hoạt động này sẽ được thực thi khi có thảm họa (thảm hoạ được tuyên bố). Kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT phải được phát triển cùng với sự mở rộng về môi trường kinh doanh, mục tiêu kinh doanh cũng như những biến động trong môi trường CNTT. Một  kế hoạch dự phòng thảm họa không phát triển song song và phù hợp với môi trường của nó thì sẽ giảm giá trị và sẽ là một kế hoạch kém tính khả thi.

Mục tiêu của kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT

Mục tiêu của kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT là nhằm giảm tới mức tối đa tác động của thảm họa tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các hoạt động quan trọng tại Trung tâm chính của doanh nghiệp. Các mục tiêu cụ thể  bao gồm: Thiết lập các biện pháp vận hành có thể thay thế lẫn nhau; Đào tạo nhân lực để vận hành các quy trình phục hồi thảm họa; Giảm thiểu tình trạng gián đoạn của các quy trình vận hành thông thường; Tạo điều kiện cho quá trình phục hồi diễn ra nhịp nhàng và nhanh chóng.

Lựa chọn phương án phục hồi thảm họa

Phương án phục hồi thảm họa được lựa chọn chủ yếu dựa trên các mục tiêu và nhu cầu kinh doanh, bảo đảm tính khả thi về tài chính và công nghệ. Một số tiêu chí lựa chọn phương án phục hồi thảm họa CNTT gồm:

  • Thời gian khôi phục (RTO – Recovery Time Objective), đây là thời gian cần thiết để khôi phục đối với các ứng dụng và hệ thống chủ chốt của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với một doanh nghiệp RTO có thể là 4 giờ (nửa ngày làm việc) nhưng đối với doanh nghiệp khác có thể là 8 giờ (1 ngày làm việc)….
  • Điểm khôi phục (RPO- Recovery Point Objective ): Là tổn thất tính theo thời gian. Ví dụ RPO = 10 phút có nghĩa là khoảng tổn thất là 10 phút (mất dữ liệu/hệ thống trong 10 phút)…. Chỉ tiêu này thường mang ý nghĩa chỉ ra “tổn thất chấp nhận được” trong trường hợp có thảm hoạ và đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống CNTT xử lý giao dịch trực tuyến (Online) và theo thời gian thực (real – time) vì sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch, đặc biệt là các giao dịch tài chính bị gián đoạn trong khoảng thời gian đó.
  • Tính sẵn sàng hoạt động của Trung tâm dữ liệu dự phòng với vai trò như trung tâm dữ liệu xử lý thứ hai.
  • Tính sẵn sàng của các dịch vụ viễn thông trong suốt quá trình xảy ra thảm họa nhằm đảm bảo công tác truyền thông giữa các bộ phận liên quan và người sử dụng.
  • Thời gian vận hành tối thiểu tại Trung tâm dữ liệu dự phòng. (Trong trường hợp Trung tâm dữ liệu chính bị phá hủy hoàn toàn thì phải thiết lập một Trung tâm dữ liệu xử lý mới và khoảng thời gian vận hành tại Trung tâm dữ liệu dự phòng sẽ không bị giới hạn).
  • Thời gian để quay về trạng thái hoạt động bình thường, tức là chuyển về Trung tâm dữ liệu xử lý chính.

3. Các nhân tố bảo đảm hiệu quả kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT

Kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT mang tính chất vận hành và nó sẽ đạt được mục đích chỉ khi:

  • Cơ cấu tổ chức, công tác hậu cần, các quy trình và tài liệu xác định được đặt đúng chỗ, được thử nghiệm và vận hành theo đúng thứ tự
  • Các quy trình và tài liệu hướng dẫn định nghĩa trong Kế hoạch dự phòng thảm họa phải phù hợp với mọi cấp độ của cơ cấu tổ chức tại Trung tâm chính và trong các giai đoạn vận hành (bao gồm các hoạt động chuẩn bị trong suốt quá trình vận hành thông thường trước khi xảy ra thảm họa, tuyên bố thảm họa và các hoạt động sau khi xảy ra thảm họa tại Trung tâm dự phòng).
  • Mọi thay đổi liên quan đến các nội dung nêu trên phải được phản ánh trong bản Kế hoạch dự phòng thảm họa và phải được cập nhật một cách phù hợp thông qua các quy trình kiểm soát thay đổi nội dung kế hoạch
  • Các nhân tố để đạt được các mục tiêu của kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT bao gồm
  • Sự cam kết về mặt quản lý đối với chiến lược khôi phục dữ liệu và các hoạt động lập kế hoạch dự phòng thảm họa​
  • Sự hợp tác và tham gia của các nhân viên nghiệp vụ trong việc thiết lập và phác thảo Kế hoạch dự phòng thảm hoạ
  • Đào tạo và đào tạo lại cán bộ vận hành Kế hoạch dự phòng thảm hoạ
  • Thử nghiệm, tập dượt và duy trì liên tục Kế hoạch dự phòng thảm hoạ
  • Liên tục cập nhật Kế hoạch dự phòng thảm họa thông qua hệ thống kiểm soát các biến động.

Kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT phải được áp dụng cho lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp ở mọi cấp độ, vị trí, vai trò và trách nhiệm khác nhau có liên quan đến quá trình phục hồi thảm họa CNTT, bao gồm ban lãnh đạo doanh nghiệp (Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc); Các giám đốc bộ phận CNTT, tài chính, nhân sự, hành chính; Nhóm hỗ trợ hạ tầng cơ sở; Nhóm trợ giúp và hỗ trợ kỹ thuật; Nhóm vận hành trung tâm dự phòng; Nhóm dịch vụ quản lý ứng dụng và cơ sở dữ liệu; Nhóm hỗ trợ người sử dụng…. Qua các phân tích nêu trên, chúng ta thấy rằng vấn đề nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động và xây dựng kế hoạch dự phòng thảm họa CNTT là việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động của mình qua giao dịch trực tuyến

Giải pháp Disaster Recovery

Giải pháp Disaster Recovery luôn là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ khi xây dựng các hệ thống Database, Datacenter, Information-System cung cấp cho chính bản thân các doanh nghiệp cũng như các khách hàng của mình. DRS là đối tác phân phối của FalconStor – một hãng chuyên cung cấp các giải pháp Disaster Recovery (DR) chạy trên Multi-Platform hàng đầu trên thế giới, DRS đã và đang tư vấn, cung cấp các giải pháp này cho nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực Viễn thông, Tài chính, Dầu khí,…

1. Giải pháp Dự phòng thảm hoạ (Disaster Recovery – DR) cho môi trường ảo hoá với Falconstor

Các giải pháp hướng ứng dụng của FalconStor cho môi trường Vmware bảo vệ hoàn toàn dự liệu cho toàn doanh nghiệp, cho phép tăng cao hiệu quả hoàn động và duy trif liên tục hoạt động kinh doanh.

Ảo hoá (Virtualization) không chỉ còn là xu hướng; mà đã trở thành một yêu cầu giúp cho các doanh nghiệp giảm được kích thước của hạ tầng và các chi phí quản lý, cải thiện được tính sẵn sàng của dữ liệu và chuẩn hoá quá trình quản lý dữ liệu. Chính vì thế, Công nghệ ảo hoá máy chủ VMware đang làm thay đổi các Trung tâm dữ liệu hiện nay. Sự thay đổi này đem đến cơ hội mới cho phép củng cố và tăng cường tính sẵn sàng của hệ thống đồng thời cũng đem lại những thách thức mới về khôi phục dữ liệu và bảo vệ ứng dụng.

Còn đối với việc phục hồi sau thảm hoạ ( disaster recovery – DR ), thách thức chính là đưa hệ thống trở lại hoạt động càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp có sự cố với trung tâm dữ liệu xử lý chính (primary site), việc khôi phục lại hoạt động từ các site khác ở xa có thể là một quá trình phức tạp tốn kém và lâu dài. VMware Site Recovery Manager (SRM) thúc đẩy và làm đơn giản quá trình này thông qua chức năng automating site failover. Khi kết hợp với giải pháp tái tạo dữ liệu theo ứng dụng (application-aware storage replication) của FalconStor, VMware SRM sẽ cho phép thự hiện quá trình khôi phục nhanh chóng tối đa.

2. Các tính năng chính của giải pháp Disaster Recovery

Giải pháp của Falconstor được thiết kế nhằm giảm thiểu chi phí dành cho Disaster Recovery-  DR nhờ có các đặc tính cao cấp:

  • Tính sẵn sàng cao của dữ liệu cho phép khôi phục tức thời, không cần mất hàng giờ để kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu.
  • Đi đầu trong hỗ trợ các ứng dụng bao gồm Microsoft Exchange, SQL Server, Oracle, SAP, DB2, Sybase, Lotus Notes, Informix và hơn thế nữa.
  • Công nghệ “Thin Replication” làm giảm chi phí sử dụng băng thông WAN
    Hỗ trợ DR site replication với nhiều giao thức Fibre Channel (FC), iSCSI, and iSER/InfiniBand
  • Reverse-replication cho phép site failback operatio
  • Hoàn toàn tích hợp với VMware Site Recovery Manager (SRM)

2.1. Giải pháp lưu trữ hướng ứng dụng cho phép khôi phục tức thời

Yếu tố quan trọng nhất cho phép khôi phục nhanh chóng các quá trình tác nghiệp là sự toàn vẹn của dữ liệu . Nếu hệ thống VMware file system và các ứng dụng được ảo hoá trạy trên nó không được “tạm dừng” trước khi replicate, các ứng dụng có thể treo khi khởi động do phải thực hiện việc kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu qúa lâu. Trong trường hợp xấu nhất dữ liệu có thể bị sai lệch và không thể phục hồi được.

Để đảm bảo các ứng dụng có thể chạy ngay khi server khởi động xong, duy nhất FalconStor cung cấp giải pháp FalconStor® Application Snapshot Director (ASD) cho VMware. Chạy tại mức VMware ESX Server, FalconStor ASD điều phối các chức năng snapshot giữa các ứng dụng được ảo hoá và chính bản thân các máy ảo, đưa cả hai yếu tố vào trạng thái hoàn tất giao dịch (transactionally complete state) trước khi một snapshot image được tạo và sử dụng cho replication. Trong khi phục hồi, VMware SRM tự động liên kết các dữ liệu này với cáca VM tương ứng – khởi động và chạy các quá trình tác nghiệp (ứng dụng) một cách nhanh chóng.

2.2. Giải pháp Disaster Recovery – DR linh hoạt với chi phí thấp

Có lẽ chí phí lớn nhất của Disaster Recovery – DR là chi phí băng thông. Đồng bộ nhiều terabyte dữ liệu tiêu tốn một lượng khổng lồ băng thông WAN, thường dẫn đến các kế hoạch DR bị giới hạn không thực hiện được với nhiều ứng dụng do không đủ chi phí.

FalconStor tin rằng không ứng dụng nào là không cần được bảo vệ – các ứng dụng chính là nền tảng của hệ thống kinh doanh. Chính vì vậy, công nghệ sáng chế Thin Replication with patented FalconStor MicroScan™ được thiết kế để sử dụng ít nhất băng thông khi truyền các bit dữ liệu. Bằng cách theo dõi sự thay đổi dữ liệu ở mức thấp nhất disk sector, FalconStor MicroScan tối thiểu băng thông truyền cho phép sử dụng mạng WAN hiệu quả với tỷ lệ từ 8 đến 64 lần so với các phương pháp replication khác. Điều đó có nghĩa là toàn bộ các ứng dụng ta có thể chuyển được về tại trung tâm sự phòng, cho phép phục hồi toàn bộ các ứng dụng khi cần.

Giải pháp FalconStor sử dụng cách tiếp cận TOTALLY Open™ tới các đĩa vật lý và giao thức SAN, cho phép dự liệu được truyền giữa 2 hệ thống đĩa bất kỳ và kiểu kết nối tuỳ ý ( (Fibre Channel [FC] và iSCSI). Điều này cho phép xây dựng trung tâm dự phòng sử dụng các đĩa cứng và lưu trữ có giá thành thấp, giúp giảm chi phí cho DR xuống rất nhiều.

FalconStor Storage Replication Adapter (SRA) cho VMware SRM tích hợp FalconStor Network Storage Server (NSS) với SRM, cho phép bất cứ hệ thống ổ đĩa nào cũng có thể sử dụng cùng với SRM environment, ngay cả khi hệ thống ổ đĩa này chưa được chứng nhận trực tiếp bới VMware.

2.3. Kiểm tra phục hồi không gian đoạn (Non-disruptive recovery testing )

Từ trước đến nay, một trong những nhiệm vụ IT khó khăn nhất là kiểm tra các phương án Disaster Recovery – DR. Đó là một quá trình phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí và lại là một trong những vận hành quan trọng nhất của IT. VMware SRM phối hợp với FalconStor SRA cho phép tự động hoá, kiểm tra không gây gián đoạn hoạt động của các hệ thống tại trung tâm dự phòng.

Khi quá trình kiểm tra hoàn tất, các snapshots được xoá bỏ. Các phương án Disaster Recovery – DR chuyên biệt được tạo ra bởi FalconStor SRM và có thể chạy bất kỳ khi nào để xác nhận tính thành công của các thao tác phục hồi.

2.4. Recovery site failback (khôi phục hoạt động của trung tâm chính)

Không có một kế hoạch Disaster Recovery – DR nào là hoàn chỉnh nếu không tính đến quá trình failback. Trong trường hợp trung tâm dự phòng đang đường dùng cho hoạt động, cần phải có một phương pháp đơn giản và hiệu quả để khôi phục dữ liệu về trung tấm chính (sau khi khôi phục hoạt động của TT này). FalconStor bao gồm cả giải pháp reverse-replication gửi dữ liệu cập nhật ngược lại TT chính, hoặc bằng các bản sao hoàn toàn (full disk copies) hoặc bằng tập tích luỹ các thay đổi dữ liệu.

Disaster Recovery Services – DRS

Sự kết hợp giữa VMware SRM và giải pháp độc đáo bảo vệ dữ liệu của FalconStor đảm bảo bạn có thể nghỉ ngơi thư giãn vì biết rằng toàn bộ hà tầng đã được bảo vệ, và trong trường hợp có sự cố xảy ra – toàn độ hệ thống sẽ được phục hồi nhanh chóng. Hơn thế nữa với công nghệ cho phép giảm chi phí với “Thin Replication” và TOTALLY Open storage model do FalconStor cung cấp, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ toàn bộ các ứng dụng trong khoảng dự trù kinh phí cho phép.

DRS cam kết mang đến cho khách hàng một sự chọn lựa các giải pháp Disater Recovery phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp bạn với tiêu trí tối ưu về chi phí đầu tư ban đầu và vận hành, hiệu quả sử dụng giải pháp công nghệ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hiệu suất sử dụng cao của hệ thống khôi phục dữ liệu.

Đối tượng sử dụng dịch vụ Disater Recovery của DRS là các khách hàng thuộc các lĩnh vực Viễn thông, Tài chính, Dầu khí, Ngân hàng, Công ty Chứng khoán, tổ chức và doanh nghiệp tín dụng, Bảo hiểm, ngành thuế, ngành hải quan, doanh nghiệp lớn, Trường đại học, các bộ ban ngành nhà nước,…